Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp là thiên đường du lịch trên sông của miền tây

Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp là một nét văn hóa đặc trưng không riêng của Hậu Giang mà là của miền Tây sông nước. Đây là hình ảnh khá quen thuộc với khách du lịch với những chiếc ghe chở đầy hàng hóa, cây bẹo cao cao… Nó không chỉ là nét văn hóa độc đáo mà còn được xem là cái hồn của sông của nước.

chợ nổi phụng hiệp
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Nội dung chính

Giới thiệu sơ lược về chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp là điểm giao thoa của bảy nhánh sông: Cái Côn, Búng Tàu, Sóc Trăng, Mang Cá, Lái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Dong. Chợ được nhóm họp vào khoảng từ 2 giờ sáng hàng ngày. Thời điểm này khi mọi người chìm sâu vào giấc ngủ thì tại đây cảnh buôn bán bắt đầu diễn ra tấp nập. Hàng hóa kinh doanh chủ yếu là nông sản, đặc biệt là các loại trái cây. Ngoài ra chợ còn có kinh doanh các loại hàng gia dụng và hàng gia cầm, thủy sản… Tuy nhiên điểm nhấn du lịch là phong cách buôn bán đồ ăn, thức uống ngay tại trên các thuyền đò. Tết thì bán hoa xanh đỏ tím vàng rực rỡ để bà con chơi tết. Và nó củng là trung tâm giao dịch các món đặc sản như: rắn, rùa, chim, chuột…

chợ ngã bảy
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp có gì mà hấp dẫn du khách

Khám phá nét đẹp chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp qua thơ văn và âm nhạc

Chợ nổi ngã bảy có khung cảnh quá đẹp đã khiến cho bao thi sỉ thốt nên thành thơ. Với cụm từ “trên bến dưới thuyền” nó đã khiến bao nhạc sỉ cho ra đời những câu hò, điệu lý, và những bài vọng cổ. Sâu lắng hơn nữa còn có những giai điệu đàn ca tài tử mà đến ngày nay vẫn được lưu truyền. Cụ thể chúng ta có thể biết đến bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của cố soạn giả Viễn Châu. Bài vọng cổ được thể hiện khá thành công qua giọng ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn. Chợ ngã bảy còn có rất nhiều bài văn thơ hay ca tụng về nó. Nhưng có lẻ hay nhất là bài thơ tiêu biểu như sau:

“Dòng sông thì rộng mênh mông
Áo em lại thắt lưng ong làm gì ?
Anh từ Xà No đến
Em từ Ba Láng sang
Sợi tình yêu ai dệt
Trên mặt nước mênh mang
Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa”

chụp hình với trái cây
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Tham quan sự tấp nập của chợ nổi lớn nhất của cả nước

Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp là chợ tổng hợp, bạn có thể mua sỉ và bán lẻ thoải mái. Sản phẩm ở đây thì đa dạng và phong phú đủ loại hàng hóa. Có rất nhiều doanh nghiệp đến đây mua về rồi xuất khẩu sang châu âu châu mỷ… Chính vì vậy mà nó được cho là chợ nổi lớn nhất cả nước. Các bạn đến đây sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Kẻ rao người hò, làm cho một vùng không gian chợ sống dậy rạo rực trên con sông yên ả. Xuồng ghe tấp nập, sự sầm uất của nó khiến bất kỳ du khách nào đến đây củng phải kinh ngạc.

chợ nổi ngã bảy
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Tham quan bức tranh đầy màu sắc của chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Vào buổi sớm tinh mơ, khi bầu trời còn giăng một màn sương mỏng. Lúc này đã có hơn trăm chiếc thuyền của bà con rộn ràng kéo về đây như trẩy hội. Các bạn có thể bắt gặp rất nhiều màu sắc và các thứ âm thanh khác nhau tạo nên một không khí nhộn nhịp, tươi vui… Đâu đó là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu vàng ươm của những trái xoài… Hay vị thơm quyến rủ của sầu riêng. Nhìn từ trên cao, bạn không khỏi choáng ngộp bởi bức tranh màu rực rở của nơi này. Cả một khúc sông giống như một dải lụa lung linh đầy màu sắc.

bức tranh tuyệt đẹp chợ nổi
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Khám phá nét văn hóa rất riêng trên của chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Chợ nổi ngã bảy chủ yếu kinh doanh buôn bán trên thuyền bè, thì làm sao có biển hiệu. Chính vì vậy mà mổi thuyền đều trang bị cho mình một cái cây thật cao để treo đồ mình bán lên. Đây chính là biển hiệu sống mà người mua không phải mất công tìm kiếm. Ngoài ra, chợ còn có những ghe nhỏ buôn bán thức ăn len lỏi qua các thuyền lớn một cách điêu luyện. Đây chính là điểm nhấn nét đẹp văn hóa của chợ nổi miền tây nam bộ.

biển hiệu sống trên chợ
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Thiên đường ngắm bình minh trên chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Đến đây bạn không ngắm được bình minh thì quả thật là một điều gì cực kỳ hối tiếc. Bạn cứ việc ngồi trên chiếc xuồng nhỏ đợi ánh bình minh. Bạn sẽ được ngắm nhìn cái thứ ánh sáng len lỏi giữa bốn bề sông nước. Bạn sẽ cảm nhận đuợc một không gian yên bình, thanh thản của vùng đất sông nước. Mặt trời vừa lên cũng là lúc tàu, thuyền mang đầy hàng hóa đến chợ để mua bán…

ngắm bình minh
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Thiên đường chụp hình sống ảo

Với những đặc thù riêng của chợ nổi ngã bảy, bạn chắc chắn sẽ tha hồ sáng tạo các khung ảnh cực kỳ đẹp. Bằng chứng của mạng xã hội đã cho chúng ta thấy rất nhiều tấm hình sống ảo lung linh cực đẹp. Bạn đã có bộ ảnh nào về nơi này chưa? nếu chưa còn ngại gì mà không xách ba lô lên đi nhanh bạn nhé.

chụp ảnh sống ảo
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Nguồn gốc và lịch sử hình thành chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Chợ nổi ngã bảy còn có tên gọi khác là chợ nổi Phụng Hiệp. Chợ được thành lập từ rất lâu vào năm 1915. Cơ bản nó được chọn là trung tâm giao dịch miền tây là vì hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy này. Với công sức hơn 10 năm đào kinh xáng của bà con nông dân nơi đây. Thế là bảy ngã sông hình thành và trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ. Nó vô tình trở thành trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam. Và nó được cho là điểm sống huyết mạch của thị trường nông sản miền Tây.

Sau gần 100 năm tồn tại và phát triển, chính quyền địa phương quyết định cho di dời chợ. Lý do vì sự tập trung mật độ cao đã làm tình trạng ô nhiểm môi trường sông ngày càng nghiêm trọng. Từ đó những thương nhân đã chuyển dần sang các chợ nổi vùng lân cận. Chợ nổi ngã bảy về địa danh mới vợi cảnh điều hiêu buồn bả. Trước tình hình này, vào nằm 2006, chợ đã được đưa về vị trí cũ. Hiện nay, Bộ Thương mại Việt Nam và chính quyền tỉnh Hậu Giang đang ra sức khôi phục sự tấp nập vốn có của nó. Nhờ vậy mà chợ đã có quy hoạch cụ thể và lộ trình phát triển rỏ ràng. Trong tương lai sẽ trở thành trung tâm thương mại du lịch lớn của tỉnh Hậu Giang.

chụp ảnh đẹp tại chợ nổi ngã bảy
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp nằm ở đâu?

Chợ nổi ngã bảy là nơi họp nhất của bảy nhánh sông. Nó thuộc phường Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Đây là điểm tham quan du lịch cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200km. Một khoảng cách không quá xa cho các dân du lịch thích phượt bằng xe máy.

gánh hàng đồ ăn trên chợ
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Giá vé và chi phí tham quan chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp là điểm tham quan hoàn toàn miễn phí. Cho nên bạn có thể vui chơi mà không lo sợ mất khoản phí nào. Tuy nhiên vì đặc thù của chợ là trên sông cho nên bạn phải di chuyển bằng thuyền. Bạn phải trả khoản phí cho di chuyển tham quan như sau:

  • Từ 1 đến 7 khách đi: 350.000 đồng/tàu.
  • Từ 8 đến 15 khách đi: 450.000 đồng/tàu.
  • Từ 16 đến 30 khách đi: 550.000 đồng/tàu.
  • Từ 31 đến 40 khách đi: 650.000 đồng/tàu.
  • Từ trên 40 khách đi: 750.000 đồng/tàu.

Ngoài ra còn phát sinh thêm các chi phí ăn uống và mua quà lưu niệm nữa bạn nhé.

cảnh buôn bán trên chợ
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp thuộc khí hậu nam bộ nên mát mẻ quanh năm. Chính vì vậy mà bạn có thể đến đây tham quan bất kỳ mùa nào trong năm. Thời điểm đẹp và tích họp nhất là các giấc sớm mai, các bạn vừa tham quan còn được chiêm ngưỡng ánh bình minh thật thích.

ghe dưa hấu
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Đường đi và phương tiện di chuyển đến chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Từ thành phố Hồ Chi Minh đến chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp chỉ có gần 200km. Cho nên các bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng phương tiện xe khách hoặc xe máy. Với gần 5 giờ di chuyển, không phải quá lâu để mà lo lắng.

Xe khách

Các bạn có thể ra bến xe miền tây bắt xe đi Hậu Giang và chọn điểm đến là bến xe Vị Thanh. Từ đây đến chợ ngã bảy chỉ còn hơn 30km. Bạn có thể bắt xe ôm taxi để di chuyển đến chợ. Bạn không lo sợ nạn chặt chém nhé, người miền tây rất chất phác và dể thương.

Xe máy

Các bạn di chuyển xe máy ra ngã ba nam sài gòn. Từ đây cứ theo một đường quốc lộ 1A mà di chuyển. Cho đến cổng chào thành phố Mỹ Tho, các bạn vẫn rẻ theo quốc lộ 1A nhé. Qua cầu Mỹ Thuận tiếp tục đi theo quốc lộ 1A theo một đường thẳng. Sau khi qua cầu Cần Thơ chừng khoảng 3km bạn rẻ vào quốc lộ 61. Chạy thêm 1 đoạn bạn sẽ gặp đường DT928. Di chuyển thêm vài km nữa là bạn đã đến được chợ ngã bảy rồi nhé. Bạn có thể tham khảo hành trình qua link: Đường đi đến chợ ngã bảy.

ngã bảy sông nước
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Ăn gì khi đi tham quan chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Đặc sản tại chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp chính là ngồi trên thuyền thưởng thức những món ăn đậm chất nam bộ. Bạn có thể ăn một tô hủ tiếu nóng hổi và uống một li cà phê thơm lừng giữa bốn bề sông nước… Đây là một thứ cảm giác rất lạ và rất thú vị và không phải khi nào bạn cũng được trải nghiệm. Ngoài ra trên các xuồng còn bày bán rất nhiều món ăn ngon như: bánh xèo, bún mắm, cơm tấm… Bạn tha hồ mà thưởng thức nhé.

ăn uống trên chợ nổ ngã bảy
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Ở đâu khi đi tham quan chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp

Tại chợ nổi ngã bảy thì không cho ở lại qua đêm trên thuyền. Chính vì vậy các bạn phải thuê khách sạn gần đó để mà ở lại. Hiện có 2 khách sạn tại thị xã ngã bảy với cơ sở vật chất củng vừa phải. Đáp ứng đủ tiêu chuẩn cơ bản cho mọi người. Các bạn có thể tham khảo:

  • Khách Sạn Nam Đô 2 – Địa chỉ: 737 Hùng Vương, Ngã Bảy, Hậu Giang.
  • Nhà hàng – Khách sạn Tuấn Khiêm – Địa chỉ: 995 Hùng Vương, Ngã Bảy, Hậu Giang.
chụp ảnh đẹp trên chợ nổi
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Lưu ý

Hiện nay chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp bị ô nhiểm khá nặng nề. Chính vì vậy các bạn đến tham quan du lịch không nên xã rác bừa bãi. Hãy chung tay với chính quyền gìn giữ vệ sinh môi trường cho chợ. Giúp du lịch Việt Nam được tự hào hơn trong ánh mắt của bạn bè quốc tế.

check in chợ nổi ngã bảy
Ảnh sưu tập zoom360.vn

Các bạn có thể tham khảo thêm các điểm du lịch khác tại tỉnh Hậu Giang theo danh sách bên dưới:

  1. Lung Ngọc Hoàng
  2. Công Viên Giải Trí Kittyd & Minnied
https://www.youtube.com/watch?v=LY-HDCxMjnQ

Trả lời