Sữa nhập khẩu tại Việt Nam đa phần đến từ Úc và Châu Âu, và một số nước tiên tiến trên thế giới. Dù vậy nó vẫn chưa tạp ra sức ép nào đáng kể cho các dòng sữa tươi tại thị trường nội địa. Cho dù khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực thì sữa tươi nội địa vẫn ổn chưa đáng lo. Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sữa nội đã gia tăng sức cạnh tranh bằng nhiều chiêu thức khuyến mãi giảm giá. Và bất kỳ cuộc chiến nào người hưởng lợi nhiều nhất đó chính là người tiêu dùng.
Nội dung chính
Làn sóng sữa nhập khẩu ngoại đổ bộ vào Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2020. Thị trường Việt Nam đã nhập khẩu hơn 200.000.000 USD các sản phẩm sữa từ châu Âu. Các dòng sữa chủ yếu từ các nước Ireland, Đức, Hà Lan, Pháp và Ba Lan. Sản phẩm Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là sữa skimmend, bột whey, bơ, phô mai.
Bộ Công thương đã cho biết, trước khi EVFTA chính thức được thực thi. Sữa tươi nhập khẩu từ châu Âu chịu thuế suất 5% – 15%. Nhưng kể từ đầu tháng 8/2020. Mức thuế sữa nhập khẩu từ thị trường này vào Việt Nam sẽ giảm. Chính sách giảm cụ thể là còn 3,5% rồi dần đến 0% theo lộ trình 3 năm. Chính điều này nó sẽ làm việc cạnh tranh giữa sữa nhập khẩu và sữa sản xuất trong nước tăng mạnh đột biến.
Tại sao phải hạ thuế cho sữa nhập khẩu Châu Âu?
Nguyên nhân được giới phân tích chỉ ra rằng. Do sữa là một trong những ngành nông nghiệp phát triển nhất ở châu Âu. Sản lượng sữa hàng năm của châu Âu chiếm khoảng 20% tổng sản lượng sữa trên thế giới. Về thị phần xuất khẩu, châu Âu hiện đang dẫn đầu với 29%. Quốc gia tiếp theo là New Zealand với 26,5%. Chưa kể, thị trường này còn đang áp dụng triệt để các biện pháp bảo hộ sữa nội địa. Song song còn có những chính sách như hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Mục đích vẫn là bảo vệ ngành sữa trong nước.
Trong khi đó, chi phí sản xuất sữa bò ở Việt Nam hiện được nhận định là cao hơn Châu Âu. Nhưng chất lượng sữa tươi đến từ Châu Âu thì không cần phải bàn cải. Thực tế cho thấy người tiêu dùng Việt ngày nay rộ lên dùng sữa tươi Mlekovita đến từ Ba Lan rất nhiều. Giá thành cạnh tranh tốt, chất lượng lại đạt chuẩn chung toàn cầu. Hãng sữa này với năng suất trung bình thấp khiến lợi thế sản xuất sữa của Việt Nam thấp hơn hẵn. Trước những lợi thế như vậy sữa châu Âu thừa sức chiếm thế thượng phong so với sữa nội địa tại Việt Nam.
Người tiêu dùng hưởng lợi gì?
Dù làn sóng sữa tươi ngoại đổ bộ mạnh vào Việt Nam nhưng theo phân tích của giới kinh doanh là chưa đáng ngại. Vì có thể sức ép cạnh tranh sẽ là động lực để ngành sữa trong nước cải tiến công nghệ. Việc cải tiến này nhằm cho ra mắt những sản phẩm có chất lượng ngang ngửa sản phẩm châu Âu. Và tạo ra thị trường giá cả hợp lý để đủ sức cạnh tranh trên sân nhà.
Tại thánh địa Việt Nam các tên tuổi lớn đều đã có những bước đi chiến lược trong đầu tư công nghệ. Họ đã liên kết hợp tác và liên tục cho ra mắt sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt. Đã có doanh nghiệp hiện đang nhập khẩu nguyên vật liệu khoảng 10% từ châu Âu. Tất cả nguyên liệu đó bao gồm là bột sữa gầy và bột sữa chưa tách béo. Như vậy người tiêu dùng Việt cho dù có uống sữa ngoại hay sữa nội thì chất lượng đã tương đồng. Vấn đề giá cả người tiêu dùng sẽ hưởng lợi từ các chính sách chiến lược kinh doanh.
Sức ép sữa nhập khẩu và sự đa dạng sữa nội địa
Thuế nhập khẩu sữa trước EVFTA là 5%. Bắt đầy từ 1/8/2020 được giảm xuống 2,2% và giảm dần về 0% sau năm 2022. Như vậy, thuế suất giảm sẽ giúp sữa nội gia tăng thêm sức cạnh tranh cho các sản phẩm sữa về giá. Bên cạnh đó, sữa nội có đủ thời gian để chuẩn bị thích ứng với việc thị trường sửa được mở cửa. Sữa nội sẽ có các chiến lược tung những sản phẩm cao cấp để cạnh tranh với sữa nhập khẩu từ châu Âu. Hiện nay sữa nội đã có dòng sữa tươi organic 100%. Hoặc chủ động nhập khẩu các sản phẩm sữa tươi từ châu Âu thông qua công ty con ở Ba Lan.
Tiếp tục quy trình, các trang trại đã thay đổi cấu trúc chăn nuôi. Không những thế mà sữa nội củng được thay đổi quy trình khai thác, chế độ chăm sóc… Nhằm nâng cao chất lượng sữa. Nhờ vậy mà sữa tươi nội địa đã thay đổi được chất lượng cao vượt trội. Cụ thể với 3,5g đạm và 4g béo trong 100ml, tương đương chất lượng sữa tươi ngoại nhập.