Trò chơi dân gian 3 miền Bắc Trung Nam của Việt Nam

Nội dung chính

Trò chơi dân gian là gì?

Trò chơi dân gian là một nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam. Nó là món ăn tinh thần dành cho cuộc sống con người. Trong mổi trò chơi đều bao hàm bài học, ý nghĩa nhất định. Nó có từ rất lâu đời và cho đến nay không chắc ai còn nhớ xuất thân của nó nữa. Nhưng dù là trò gì thì củng tô đậm nét văn hóa người Việt.

Trò chơi dân gian 3 miền Bắc Trung Nam
Ảnh sưu tập Zoom360.vn

Trò chơi dân gian lợi ích như thế nào?

Trò chơi dân gian giúp trẻ em vừa rèn luyện thể chất vừa tăng khả năng sáng tạo. Nó chính là môi trường giúp phát huy tối đa khả năng nắm bắt tình huống, phán đoán, phản xạ… Và đặc biệt là giúp các bé hiểu được nguồn gốc lịch sử người Việt Nam cộng thêm một tư duy logic. Trò chơi dân gian luôn tạo ra một bầu không khí vui vẻ và lành mạnh. Cho nên nó luôn được nhà trường và các công ty chọn làm chủ đề chính trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Trò chơi dân gian 3 miền Bắc Trung Nam
Ảnh sưu tập Zoom360.vn

Phân loại trò chơi dân gian theo vùng miền

Trò chơi dân gian miền bắc

Trò chơi Chùm Nụm

Cách chơi

Tất cả những người chơi bắt buộc phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này buộc phải xen kẽ với tay của người kia. Và tuyệt đối không được để hai tay của mình gần nhau. Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên. Và tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ theo bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Bài đồng dao được hát tập thể như sau: “Chùm nụm chùm nẹo. Tay tí tay tiên. Đồng tiền chiếc đũa. Hạt lúa ba bông. An trộm ăn cắp. Trứng gà trứng vịt. Bù xe bù xít. Con rắn con rít. Nó rít tay này”.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Cho đến từ cuối cùng của bài đồng dao mà trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra. Một số nơi thì chặt ngang nắm tay của người đó. Và người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên. Tức là người này buộc phải vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Luật chơi đơn giãn là vậy, và cuộc chơi mới cứ thế tiếp tục.

Trò chơi: Dung Dăng Dung Dẽ

Cách chơi

Các bạn tùy chọn địa điểm chơi là trong nhà hay ngoài sân đều được. Số lượng người chơi sẽ là từ 5 đến 10 người. Sau đó người quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất. Vẻ sao cho số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi. Tiếp tục xấp thành 1 hàng dài vừa đi vừa hát bài đồng dao. Bài hát có nội dung: ”dung dăng dung dẽ. Dắt trẽ đi chơi. Đi đến cổng trời. Gặp cậu gặp mợ. Cho cháu về quê. Cho dê đi học. Cho cóc ở nhà. Cho gà bới bếp. Ngồi xệp xuống đây. Khi bài đồng dao kết thúc, tất cả người chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống. Lúc này sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi. Và tiếp tục chúng ta xoá vòng tròn và chơi như trên. Như vậy sẽ có loại thêm 1 bạn cho đến khi chỉ còn 2 người.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Cứ bạn nào không nhảy vào được vòng tròn thì bị thua. Trường hợp hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống dưới là thắng.

Trò chơi: Cướp Cờ

Cách chơi

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như: Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ. Vẽ một vòng tròn chính giữa và 2 vạch xuất phát củng là đích của 2 đội. Sau đó quản trò chia tập thể chơi thành hai đội. Số lượng thành viên mổi đội ít nhiều tùy bạn không ép buộc. Sau đó các thành viên đứng dàn hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Quản trò đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bắt bụo6c bạn phải nhớ số của mình. Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy lên vòng để cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về. Cùng một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người là bạn thua cuộc. Khi cướp được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình và không bị đội bạn vỗ vào người là bạn thắng cuộc. Khi có nguy cơ bị chạm vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua. Số nào chọi số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua. Số nào bị thua rồi sẽ bị loại, quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được có hành động ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về.

Trò chơi: Nhảy Bao Bố

Cách chơi

Người tham gia chơi chia làm ít nhất là hai đội trở lên. Trò chơi dân gian này vui nhất là từ hai đến ba đội. Ở mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội Xếp vào một ô hàng dọc để nhảy. Trọng tài vẻ hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Các thành viên thi đấu buộc phải nhảy vào trong bao bố và hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát thì người thứ nhất tự chùm bao bố và nhảy đến đích. Tiếp tục sau đó là quay về vạch xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Và người thứ 2 tiếp tục nhảy về đích, sau đó chuyển cho người thứ 3. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước thì đội đó thắng.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Người chơi không được nhảy trước hiệu lệnh xuất phát trọng tài. Người chơi chưa nhảy chưa đến đích mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà không có bao cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

Trò chơi: Tả Cáy

Nhiều người làng Sán Dìu ở vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc) xưa có trò chơi Tả cáy. Trò này có nghĩa là trò chơi dân gian đánh gà.

Cách chơi

Bạn chuẩn bị một con gà làm bằng gỗ. Con gà gổ này được tiện tròn bằng quả bóng bàn. Trò này có thể tham gia cùng lúc từ 5 đến 10 người. Mổi người cầm một cái gậy dài hơn một mét được làm bằng tre hoặc bằng gỗ. Sau đó đào một cái lỗ bằng cái bát con ở giữa sân chơi. Hai bên để con gà gỗ dưới lỗ. Người đứng cái cầm gậy đẩy con gà gỗ ra khỏi lỗ. Các thành viên chơi dùng gậy hối gà vào lỗ. Người đứng cái vừa dùng gậy hối và đi vừa phải để ý đỡ đòn kẽo gậy của người khác đập trượt vào chân mình.

Luật chơi

Người nào đứng cái giỏi giữ cái lâu nhất không có gà lọt xuống được coi là thắng cuộc. Khi để gà lọt xuống lỗ thì người cái phải chuyển xuống làm con. Và tiếp tục người khác thay vào vị trí đó.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn

Trò chơi: Thả chó

Cách chơi

Một người đóng vai chú chó. Một người đóng vai ông chủ. Các thành viên còn lại đống vai thỏ con. Tất cả các thành viên tham gia cùng hát bài đồng dao chung. Nội dung bài hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”. Sau đó thành viên làm ông chủ xòe ngữa bàn tay phải. Các thành viên khác tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ. Các thành viên đó lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ. Cho đến khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay đồng loạt ra. Bởi vì khi đó ông chủ sẽ bốp tay lại.

Luật chơi

Khi thành viên nào bị ông chủ nắm ngón tay, thành viên đó sẽ đóng vai chú chó. Các thành viên còn lại sẽ làm thỏ. Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào. Với một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó. Khi bạn thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chạy nhanh đến chổ cái vật mà ông chủ tả chạm vào. Tiếp tục nhanh chóng quay về chạm vào ông chủ. Khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặc lên lổ tai. Nếu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt. Còn đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn

Trò chơi: Thi Thổi Cơm

Trong các dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc Việt Nam có tổ chức thổi cơm thi. Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẽ, vừa đi vừa nấu cơm… Sau đây là một trò chơi dân gian Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội). Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Đây là vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo. Đặc biệt là huấn luyện nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.

Cách chơi

Mỗi đội có 10 thành viên cả nam và nữ. Họ tự phân chia xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm theo các bước sau:

  1. Thi làm gạo: sau một hồi trống lệnh. Các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
  2. Thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (trong trò chơi dân gian này thì khó nhất là khâu này). Sau đó áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km và nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.
  3. Thi nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẽo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.
Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Tất cả nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải tự làm gạo, tự tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Trong 3 cuộc thi đội nào thắng 2 đội đó thắng cuộc.

Trò chơi: Ô Ăn Quan

Cách chơi

Bạn vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và chia thành 5 ngăn với khoảng cách đều nhau. Tổng cộng là ta phải có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật thì được vẽ thành 2 hình vòng cung và đó củng là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên. Bạn đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên. Mỗi ô vuông nhỏ được đặt 5 viên sỏi nhỏ và đặt đều đủ 5 ô.

Trò này có 2 người chơi. Người chơi đầu tiên nắm sỏi trong ô vuông nhỏ bất kỳ và rãi đều chung quanh từng viên một. Rãi theo thứ tự từng ô vuông cả phần của ô quan lớn. Cho đến khi đến hòn sỏi cuối cùng vào ô nào thì bạn tiếp tục bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan. Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp tay vào ô trống và lấy được số sỏi trong ô bên cạnh về bên mình.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Bạn cứ chơi cho đến khi nào đối phương hết sỏi thì dừng cuộc chơi. Người hết sỏi là người thua cuộc. Hoặc chơi tiếp thì phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Sỏi lớn tính 5 hoặc 10 tùy luật chơi.

Trò chơi: Chi Chi Chành Chành

Cách chơi

Trò chơi dân gian này có thể chơi từ 3 người trở lên. Đầu tiên là chọn một người đứng ra đại diện. Người này xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh: “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết chương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ù à ù ập”.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại bất ngờ. Những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng. Người bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài hát như trên cho các bạn khác chơi.

Trò chơi dân gian miền trung

Trò chơi: Mèo Đuổi Chuột

Cách chơi

Đầu tiên bạn phải kiếm đủ số lượng từ 7 đến 10 người. Sau đó cho tất cả đứng thành vòng tròn. Các thành viên tay nắm tay và giơ cao lên qua đầu. Sau đó cùng hát bài: “Mèo đuổi chuột. Mời bạn ra đây. Tay nắm chặt tay. Đứng thành vòng rộng. Chuột luồn lỗ hổng. Mèo chạy đằng sau. Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo. Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”.

Một thành viên được chọn làm mèo và một bạn khác được chọn làm chuột. Hai thành viên này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì người làm chuột bắt đầu chạy. Tiếp đó người làm mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên người giã làm mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Mèo chỉ thắng khi mèo rượt bắt được chuột. Rồi sau đó hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

Trò chơi: Đánh Quay

Cách chơi

Trò chơi dân gian đánh quay là trò chơi dành cho các bạn trai. Cứ mổi nhóm chơi ít nhất là 2 thành viên. Trường hợp nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một thành viên cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người sẽ làm cho trò chơi trở nên sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều. Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Các bạn thi đánh con quay với nhau. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó thắng cuộc. Trong quá trình thi đấu các thành viên có thể dùng một con quay đánh vào con quay khác.

Trò chơi: Banh Đũa

Cách chơi

Trò chơi dân gian banh đũa là trò chơi đặc biệt dành cho các bạn gái. Số lượng người có thể tham gia chơi từ 2 đến 5 người. Vật dụng chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng. Các bạn có thể chọn quả cà, quả bòng nhỏ… Hiện nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis. Các bạn cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Bàn 1 là lấy một que một lần tung, bàn 2 là lấy hai que một lần. Tiếp đến cứ nhặt cho đến 10. Trong quá trình nhặt quả chuyền, bạn phải hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Hết bàn mười thì bạn chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng…

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Các bạn cứ đi theo hướng dẫn trên và đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. Khi bạn không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt. Thành viên khác sẽ thay phiên chơi. Ai là người đi đến vòng cuối sớm nhất là người chiến thắng. Còn vòng cuối là do tự quy ước giữa các thành viên chơi.

Trò chơi: Thi Diều Sáo

Cách chơi

Diều sáo là một trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam. Đây là cuộc thi của những bạn giỏi thủ công làm diều, và biết cách thả diều neo diều. Với những chiếc diều lớn, bề ngang có khi đến gần 2 mét và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo. Còn khung diều làm bằng cật tre, giấy phất vào diều bằng gậy. Diều được thả bằng dây mây hay dây thép nhỏ. Sáo mang theo trên diều có 3 loại chính phân theo tiếng kêu:

  1. Sáo cồng: Tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân.
  2. Sáo đẩu: Tiếng kêu than như tiếng lời than.
  3. Sáo còi: Tiếng kêu the thé như tiếng còi.
Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Trò chơi dân gian Thi diều sáo được thi đấu bằng tiếng sáo khi diều lên cao. Tuy nhiên nó còn nhiều yếu tố như cách thả diều có lên bổng, dây diều căng hay võng. Và lúc ở trên không diều có lắc lư đảo ngang đảo dọc hay không. Từ đó chấm điểm cho từng mục mà phân định thắng thua.

Trò chơi: Kéo Co

Cách chơi

Trò chơi dân gian kéo co có khắp mọi miền đất nước. Sau đây là cách chơi của người miền trung Việt Nam. Các thành viên chia nhau thành hai phe. Mỗi phe cùng dùng sức mạnh của mình làm sao để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Trò chơi có thể trộn lẫn nam và nữ cùng thi đấu.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Hai bên cùng ra sức kéo, bên nào kéo được người đầu tiên qua vạch giữa là bên đó thắng. Các thành viên nắm lấy dây cùng kèo, bên nào bị đứt dây là thua.

Trò chơi: Rồng Rắn Lên Mây

Cách chơi

Một thành viên đứng ra làm thầy thuốc. Các thành viên còn lại sắp hàng một. Tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

“Rồng rắn lên mây. Có cây lúc lắc. Hỏi thăm thầy thuốc. Có nhà hay không?”. Người đóng vai thầy thuốc trả lời: “Thấy thuốc đi chơi”. Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có”. Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: “Rồng rắn đi đâu?”. Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: “Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con”. Tiếp tục: ” Con lên mấy?”. Trả lời: “Con lên một”. “Thuốc chẳng hay”. “Con lên hai”. “Thuốc chẳng hay”. “Con lên…”. Và cứ thế cho đến khi: “Con lên mười”. “Thuốc hay vậy”. Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: “Xin khúc đầu. Những xương cùng xẩu. Xin khúc giữa. Những máu cùng me. Xin khúc đuôi. Tha hồ mà đuổi. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Người thầy thuốc phải tìm cách bắt được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy. Và phải cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình. Trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.

Trò chơi: Cướp Cầu

Trò chơi tung cầu, cướp cầu là một trò chơi mang tính nghi lễ của người miền trung. Nó mang đậm bản chất tín ngưỡng của người làm nông sùng bái giới tự nhiên.

Cách chơi

Quả cầu bằng gỗ tròn, có khi là quả bưởi hay quả dừa. Trước khi thi đấu đưa cầu ra cướp phải qua nghi lễ trình Thánh.
Sau khi thực hiện xong các nghi thức tế lễ, quả cầu mới được tung ra sân đình. Bắt đầu hai nhóm thanh niên đại diện cho hai làng hay hai đội. Hai bên mặc đồng phục khác màu cho dể phân biệt. Hai bên thi đấu cướp cầu ném vào cái lổ đặt phí sau lưng đội của mình.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Trong một khoảng thời gian nhất định, bên nào ném vào lổ đối phương nhiều hơn là đội thắng cuộc.

Trò chơi dân gian miền nam

Trò chơi: Thi Thả Chim

Thi thả chim tương truyền xuất hiện từ thời Lý. Tuy nhiên nó hiện nay là trò chơi được yêu thích nhất ở Miền Nam. Bồ câu là loài chim có khả năng đinh hướng tốt. Dù xa nhà cũng tìm được về tổ ấm trừ khi gặp gió bão. Chúng có tính hợp quần cao và sống theo đàn, chung thuỷ với nghĩa tình.

Cách chơi

Các đội tham gia thả chim thường là được tổ chức bài bãn và chia ra nhiều đội. Có thể mổi đội đaị diện cho mổi làng mổi xóm. Chim được thả bay theo các tiêu chuẩn như: cự ly đều, không tách rời đàn, vòng lượn hẹp và tròn, bay cao, trụ hướng thẳng đứng lên… Khi mắt thường nhìn lên thấy cả đàn thấy cả đàn chụm thành môt vòng tròn nhỏ không thấy vỗ cánh rồi tìm hướng bay về tổ. Lúc đó đàn chim được vào “trông thượng” để xét giải.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Chấm điểm thắng thua là do hội đồng quyết định. Các bày chim được thả ra tạo hình tạo dáng khi bay lên trời đẹp.

Trò chơi: Đánh roi múa mọc

Đây là một trò chơi dân gian thường xuất hiện trong các hội lễ ở miền Bắc. Tuy nhiên nó đã du nhập vào miền nam và thường được tổ chức thi đấu vào những ngày đầu tháng giêng.

Cách chơi

Hai đối thủ dùng roi bằng tre vót nhẵn và dẻo, đầu bịt vải đỏ, còn mộc đan bằng tre sơn đỏ. Hai người đấu tay đôi với nhau: vừa dùng roi để đánh, dùng mộc để đỡ. Ai đánh trúng địch thủ vào chỗ hiểm và đánh trúng nhiều thì thắng.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Ban tổ chức sẽ chấm điểm ai đâm được đối phương nhiều nhất sẽ quyết. Thông thường đánh trúng vào vai và sườn mới được nhiều điểm.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn

Trò chơi: Nhún Đu

Trong các ngày hội ở Miền Nam. Các thôn làng thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hoặc tám cây tre dài vững chắc. Nhằm để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.

Cách chơi

Lên đu có thể là một hay hai người. Bạn càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là đạt điểm cao nhất. Có nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.

Trò chơi: Kéo Cưa Lừa Xẽ

Cách chơi

Hai người chơi phải ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy lại cứ y như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là: “Kéo cưa lừa xẽ. Ông thợ nào khỏe. Về ăn cơm vua. Ông thợ nào thua. Về bú tí mẹ”. Hoặc: “Kéo cưa lừa xẽ. Làm ít ăn nhiều. Nằm đâu ngủ đấy. Nó lấy mất của. Lấy gì mà kéo”.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Đây là trò chơi mang tính giải trí vui nhộn cao, chứ không có tính thắng thua.

Trò chơi: Đấu Vật

Đấu vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc và miền Trung. Tại Miền Nam có thi vật ở ngay trong những cuộc hội ngộ vui chơi xóm làng. Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều giải khác.

Cách chơi

Các thành viên tham gia chỉ cởi trần và chỉ đóng một cái khố cho kín hạ bộ. Cởi trần nhằm để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố các đô vật phần nhiều bằng lụa, nhiều màu. Trước khi vào vật, hai đô vật chào nhau theo nghi thức địa phương. Sau đó hai bên vật nhau làm cho đối thủ té ngữa hoặc đẩy ra khỏi vòng tròn là thắng.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Nếu chỉ 2 người tham gia thì ai vật được đối phương thì sẽ thắng. Thông thường hai bên thi đấu có tổ trọng tài chấm điểm thắng thua. Trường hợp nhiều người tham gia thì phải bốc thăm chia cặp thi đấu và loại dần cho đến khi còn 2 người cuối cùng.

Trò chơi: Bịt Mắt Bắt Dê

Đây là trò chơi dân gian khá phổ biến ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi tại miền nam.

Cách chơi

Đầu tiên một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn vay quanh người bị bịt mắt. Người bịt mắt thì mất phương hướng đi tìm và bắt thành viên còn lại.

Ảnh sưu tập Zoom360.vn
Luật chơi

Người bị bịt mắt bắt trúng thành viên là mới đạt được một nữa cuộc chơi. Sau đó còn phải đoán đúng tên người bị bắt thì mới được thắng cuộc. Và người bị bắt lại bị bịt mắt tiếp tục cuộc chơi mới.

Trò chơi: Đua Thuyền

Miền Nam Việt Nam nổi tiếng sông nước cho nên có rất nhiều cuộc đua thuyền. Đua thuyền ở nhiều nơi không phải là trò thi tài mà còn là hành vi thực hiện một nghi lễ với thuỷ thần. Đua thuyền xuất phát từ tục cầu nước của cư dân nông nghiệp – tín ngưỡng phồn thực.

Cách chơi

Mổ đội từ 8 đến 20 thành viên. Các thành viên lên cùng một chiếc xuồng ba lá. Sau đó hai bên thi nhau trèo đẩy làm sao để thuyền mình về đích trước. Có thể tham gia cùng lúc nhiều đội thi đấu

Luật chơi

Hai bên dùng kỷ năng trèo thuyền té nước của mình. Làm sao cho thuyển mình xuôi dòng về đích trước là sẽ thắng. Ngày nay do điều kiện không có sông suối, các tỉnh khác củng tổ chức đua thuyền trên cạn.

Danh sách các trò chơi dân gian theo dân tộc thiểu số

Trò chơi của người H’Mông

  • Đánh cầu lông gà
  • Ném lao

Trò chơi của người Ê Đê

  • Trò chơi sắc màu
  • Trò chơi sỏi đá

Trò chơi của Người Tày

  • Tó Cối

Trò chơi của người Mường

  • Đè Kha

Và còn rất nhiều trò chơi dân gian khác. Các bạn có thể tìm hiểu thêm trên các trang thông tin xã hội các bạn nhé.

Trả lời