Bảo quản hàng hóa an toàn trong quá trình xuất khẩu là công đoạn được chú trọng kỹ lưỡng. Bởi đây là yếu tố hàng hóa đảm bảo an chất lượng khi đến tay người nhận. Nếu hàng hóa bị lỗi hoặc hư hỏng trong quá trình xuất khẩu, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp, thậm chí còn phải bồi thường cho bên nhận.
Tuy nhiên, bảo quản hàng hóa xuất khẩu như thế nào để an toàn? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Nội dung chính
Tổng hợp chi tiết quy trình xuất khẩu hàng hóa
Bước 1: Giao kết hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa
Đây được xem là bước khởi đầu cho một giao dịch và là khâu quan trọng nhất tạo ra lợi nhuận cho công ty. Hợp đồng được giao kết làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Hợp đồng mua bán thường bao gồm các điều khoản chính như loại hàng hóa, giá cả hàng hóa, điều kiện và phương thức vận chuyển, quyền và trách nhiệm của các bên,…
Bước 2: Làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu (nếu hàng hóa thuộc diện này)
Nếu hàng hóa xuất khẩu thuộc diện phải xin giấy phép thì phải làm thủ tục gửi đến cơ quan chức năng tương ứng.
Thủ tục này dành cho những doanh nghiệp chưa từng xin giấy phép xuất khẩu. Nếu đã có giấy phép xuất khẩu, có thể sử dụng nhiều lần mà không cần thiết phải xin lại.
Bước 3: Đặt và chuẩn bị các container rỗng
Tùy vào điều kiện giao hàng (Incoterm) mà người bán hay người mua có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.
Sau khi người bán tìm được tàu (theo điều kiện CIF) sẽ nhận được booking confirmation dùng để đổi lấy container vận chuyển. Đối với phương thức FOB, người bán sẽ nhận transport confirmation, sau đó mang ra hãng tàu đổi lấy booking và nhận container rỗng.
Đây là bước vô cùng quan trọng, vì container là nơi trực tiếp lưu giữ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Vì vậy, sau khi nhận container rỗng, bạn nên kiểm tra thật kỹ càng. Nhằm đảm bảo cho hàng hóa được an toàn, không bị hư hỏng trong khi vận chuyển.
Bước 3: Chuẩn bị và kiểm tra kỹ càng hàng hóa xuất khẩu
Sau khi hoàn tất thủ tục xin giấy phép cũng như chuẩn bị container rỗng, người bán phải khẩn trương chuẩn bị hàng hóa để kịp thời thực hiện hợp đồng.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng, do đó, cần phải tuân theo các điều kiện cũng như chất lượng quy định trong hợp đồng.
Bước 4: Đóng gói hàng, chuyển vào container
Đóng gói hàng tại kho
Với phương thức này, hàng hóa sẽ được đóng gói và cho vào kiện ngay tại kho hàng. Khi đóng hàng, bạn cần chú ý đóng gói theo quy chuẩn đã được thỏa thuận. Đồng thời, ghi rõ và đầy đủ các thông tin như tên hàng, ký hiệu, xuất xứ, trọng lượng, ký hiệu vận chuyển (hàng cồng kềnh, hàng dễ vỡ,…),…để giúp quá trình vận chuyển thuận lợi hơn.
Đóng gói hàng tại cảng vận chuyển
Về cơ bản, phương thức này không khác nhiều so với phương thức đóng hàng tại kho. Tuy nhiên, sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính rắc rối hơn, đòi hỏi phải cẩn trọng. Đồng thời, để đảm bảo hàng hóa được đóng đầy đủ và an toàn, bạn còn phải bỏ chi phí thuê nhân công giám sát tại cảng. Bởi bạn không được phép mang nhân viên bên ngoài vào.
Bước 5: Mua bảo hiểm lô hàng xuất khẩu và thực hiện các thủ tục hải quan
Bạn không nhất thiết phải mua bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, để an tâm và giảm bớt rủi ro khi vận chuyển, bạn nên cân nhắc mua bảo hiểm cho lô hàng.
Đồng thời, cần xem xét lô hàng được vận chuyển theo điều kiện vận chuyển nào để xác định có mua bảo hiểm hay không.
Các thủ tục hải quan cần thực hiện khi xuất khẩu hàng hóa bao gồm:
- Làm thủ tục mở tờ khai hải quan
- Đăng ký tờ khai hải quan
- Nộp phí hải quan
- Nhận tờ khai hải quan
- Thanh lý tờ khai hải quan
- Vào sổ tàu
- Xuất tờ khai hải quan
Bước 6: Giao hàng đến cho người nhận
Ngời bán phải cung cấp cho hãng tàu đầy đủ hóa đơn để tiến hành làm vận đơn.
Với các lô hàng lớn, bạn sẽ vận chuyển toàn bộ container chứa đựng hàng lên tàu. Riêng với các lô hàng nhỏ, lẻ, bạn nên sắp xếp các kiện hàng một cách ngay ngắn.
Tuy nhiên, hàng hóa trong quá trình vận chuyển sẽ dễ gặp rủi ro gây ảnh hưởng đến chất lượng. Do đó, cần phải có biện pháp bảo quản hàng hóa an toàn.
Một trong số những phương thức bảo quản hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển là sử dụng các túi khí chèn hàng. Túi khí chèn hàng được đặt tại khoảng cách giữa các mặt hàng. Nhờ đó, hạn chế va đập hoặc đổ vỡ hàng hóa. Đảm bảo hàng hóa an toàn đến tay người nhận.
Bước 7: Thanh toán chi phí
Sau khi đã nhận được hàng và chứng từ cần thiết, người bán sẽ tiến hành thanh toán chi phí cho người mua theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Phương thức bảo quản hàng hóa an toàn khi xuất khẩu
Phương thức bảo quản hàng hóa trong kho hàng
Là nơi lưu giữ hàng hóa nên kho hàng cần phải được bố trí trong điều kiện tốt nhất. Độ ẩm, nhiệt độ trong kho phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa. Nhằm đảm bảo hàng hóa luôn đạt chất lượng tốt nhất khi xuất khẩu.
Ngoài ra, bạn còn cần phải kiểm tra xem kho có bị mối mọt hay không. Nhằm hạn chế tình trạng hàng hóa bị hư hỏng do tác động của mối mọt. Nếu có thể, nên lắp đặt thiết bị camera theo dõi để có thể theo dõi toàn diện nhất.
Phương thức bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển, có thể sẽ xảy ra tình trạng va đập, đổ vỡ, gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng. Do đó, cần phải sử dụng một số phương thức bảo đảm an toàn hàng hóa. Tiêu biểu là phương thức sử dụng túi khí chèn hàng. Đây là phương pháp đảm bảo khả năng an toàn cao, lại có giá thành rẻ và sử dụng vô cùng dễ dàng.
Bảo quản hàng hóa bằng túi khí chèn hàng
Cơ sở cung cấp túi khí chèn hàng bảo quản hàng hóa uy tín
Túi chèn hàng ngày nay được bán tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên, để mua được những sản phẩm chất lượng, bạn nên tìm đến các nhà phân phối uy tín. Công ty TNHH Thương Mại L2T Việt Nam là nơi bạn có thể tin tưởng lựa chọn các mẫu túi khí chèn hàng. Túi khí chèn hàng tại đây là các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài nên đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu túi khí chèn hàng chất lượng tại Sàn Vật Giá nhé!